Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quí báu, lý tưởng nhất đối với trẻ và đặc biệt cần thiết trong những năm tháng đầu đời.
Nuôi con bằng sữa mẹ vừa là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, vừa là cách nuôi con khoa học nhất.
Các nghiên cứu của WHO (1995-2000) cho thấy chỉ có dưới 50% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, 20% ở một số nước châu Âu, tại Việt Nam(1997) có hơn 90% bà mẹ cho con bú, nhưng cũng chỉ kéo dài trong thời gian 12 tháng.
Tại Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy tình hình bú mẹ trong nhiều năm qua chưa được cải thiện nhiều.
Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ qua các năm 1999 - 2006
Số liệu qua các cuộc điều tra thực hiện bởi TTDD
Sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng quý báu:
1. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ 1998: “Trẻ bú mẹ là tham chiếu hay mô hình chuẩn mà các phương pháp nuôi dưỡng khác dựa vào để đánh giá về tăng trưởng, sức khỏe, phát triển và những hiệu quả trước mắt hoặc lâu dài”
2. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng hòan hảo và bảo vệ trẻ. Sữa mẹ còn có vai trò tương tác tình cảm giúp hình thành nền tảng cho tính cách và sự sẵn sàng học hỏi của trẻ.
3. Sữa mẹ giúp ruột trưởng thành tốt, nếu nuôi trẻ bằng thức ăn khác (sữa bò, nước cháo, bột…..) trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá
4. Có khả năng chống nhiễm trùng, hấp thu tốt sắt , kẽm, và vit. C
5. Tránh cho trẻ nhiều bệnh dị ứng nhờ có lactoseferrin, kháng thể IgA, tế bào bạch cầu
6. Sữa non rất giàu năng lượng, kháng thể, hàm lượng Vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn, trẻ cần phải được bú mẹ càng sớm càng tốt (30 phút) ngay sau sanh để tận dụng nguồn sữa này.
7. Cho trẻ bú theo nhu cầu khỏang 10-15 lần/ngày. Nếu mẹ đủ sữa một bữa bú kéo dài khỏang 10 phút, sau bú trẻ ngủ khỏang 3 giờ, nếu mẹ không đủ sữa trẻ ngủ khỏang 1-2 giờ sau đó dậy khóc và đòi bú .
8. Có giá trị đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ, trong sữa mẹ có chứa nhiều cholin, taurin, các acíd béo cần thiết như omega 3 và omega 6 là tiền tố của DHA và ARA (các chất tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào & võng mạc mắt và đặc biệt là mô tế bào não)
9. Choline có vai trò trong phát triển nhận thức trước và sau khi sinh. Là thành phần của màng tế bào, là tiền chất của chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh, acetylcholine và các chất truyền tín hiệu hóa học khác. Choline cũng là cấu phần thiết yếu của màng phospholipids, một chất có nhu cầu rất lớn để phát triển não.
10. Taurine phát hiện thấy có hàm lượng cao trong sữa mẹ, não trẻ và thường nhiều gấp vài lần so với não người lớn. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy động vật dùng thức ăn không có taurine dẫn đến thóai hóa võng mạc.
11. Tốc độ tăng trưởng trong những năm đầu đời rất cao các thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đọan này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Nhìn nhận các chỉ số chuẩn theo thời kỳ phát triển thể chất của trẻ cho thấy: Cân nặng lúc 6 tháng của trẻ tăng gấp đôi so với khi mới sinh và gấp 3 lúc 12 tháng. Chiều cao 12 tháng đạt 150%, Trẻ hai tuổi có chiếu cao ½ lúc trưởng thành. Đối với phát triển não bộ:17 tuổi não phát triển 100% thì khi trẻ 4 tuổi sự phát triển đó đã đạt 50% , giai đọan từ 5- 8 tuổi chiếm 30%...
Vì sao sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn ?
1. Não bộ hình thành và phát triển chủ yếu từ trong giai đọan bào thai và hòan thiện dần ngay sau khi sinh: 3 tháng đầu tốc độ phát triển 250.000 tế bào một phút tiếp tục tăng nhanh sau khi sinh. Khi sinh não chưa trưởng thành vì chưa myelin hóa, 6 tháng tuổi đã có thùy rãnh nhưng chưa sâu như người lớn.
2. Sau 1 năm trọng lượng não gấp 2-3 lần khi sinh, 3 tuổi gấp 4 lần và bằng 80% với 14 tỷ tế bào như người lớn. 8-9 tuổi biệt hóa như người lớn.
3. Giai đọan trẻ dưới 1 tuổi là thời kỳ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng của não bộ. Khẩu phần ăn trong giai đọan này có tác động đáng kể lên sự phát triển thần kinh. Các acid béo như DHA, ARA, linoleic acid và linolenic, folic acid, taurine và sắt đồng thời có tác động lên sự phát triển thần kinh của trẻ.
4. “Dinh dưỡng không đầy đủ trong các giai đọan nhạy cảm trong thời kỳ đầu phát triển bộ não có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng nhận thức” (A.Lucas, BMJ, 1998)
5. Sữa mẹ liên quan đến điểm số cao đối với sự phát triển nhận thức khi so sánh với trẻ bú sữa công thức.Thời gian bú dài hơn thì sự khác biệt rõ hơn. Trẻ sinh nhẹ cân cho thấy sự khác biệt hơn về chỉ số IQ (Anderson et al. Breastfeeding and cognitive Development-a meta-analysis Am J Clin Nutr, 1999)
6. Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận : Sữa mẹ giúp cung cấp các chất cần thiết trong giai đoạn đầu của cuộc sống mang lại trí tuệ và khả năng làm việc trong tương lai.
Giữ gìn và bảo vệ nguồn sữa mẹ như thế nào?:
1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, mẹ cần duy trì chế độ ăn cân bằng, đầy đủ chất:Uống đủ nước 1,5l/ngày dưới dạng sữa bò, sữa đậu nành, canh, súp… ăn nhiều rau quả.
2. Các bà mẹ không nên kiêng khem quá mức. Tránh café, thuốc lá, gia vị, ăn nhiều hành ớt tỏi…Không nên lao động quá sức, tránh lo âu , buồn phiền hay tức giận
3. Nếu mẹ đủ sữa và phải có khoảng thời gian đi làm thì nên vắt sữa vào bình tiệt trùng, để tủ lạnh cho bé bú khi mẹ đi làm. Duy trì 3 lần bú trong ngày, bé nên được bú ngay sau khi mẹ ăn sáng hay uống sữa.
4. Trẻ cần được bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu, kéo dài thời gian bú mẹ đến 18-24 tháng, hoặc lâu hơn. Không nên cai sữa trẻ một cách đột ngột, khi trẻ kém ăn.
Bảo quản sữa mẹ như thế nào?
Sau khi vắt sữa vào bình tiệt trùng, sữa mẹ nên được bảo quản và sử dụng như sau:
1. Đến 4 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 27 độ C
2. Đến 10 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 21 độ C
3. Đến 24 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 16 độ C (nhiệt độ trong túi đá lạnh)
4. Trong tủ lạnh: Đến 5 ngày ở nhiệt độ 4 độ C (ngăn mát), trong ngăn đá tủ lạnh (nhiệt độ 0oC) có thể để được 2 tuần
Trước khi cho trẻ bú cần phải:
1. Làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm
2. Không nên dùng lò vi sóng vì có thể hủy hoại các chất kháng thể chứa trong sữa.
Các yếu tố làm giảm tiết sữa:
1. Cho con bú chậm 2-3 ngày sau sanh
2. Mẹ có bệnh lý: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng….
3. Mẹ còn quá trẻ <18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành.
4. Mẹ không tăng cân không đầy đủ khi mang thai, mẹ dùng thuốc gây ức chế sự tiết sữa: Aspirin, kháng sinh, chống dị ứng…
Một số vấn đề thường gặp khi cho con bú:
1. Đầu vú ngắn hay tụt vào trong thường gặp ở bà mẹ sinh con đầu lòng.
2. Đầu vú nứt: có thể do mẹ cho con bú không đúng cách, bà mẹ cần tiếp tục cho con bú bên lành, vắt bỏ sữa bên đau, thường 2-3 ngày sẽ khỏi. Để tuyến sữa được thông và tiết sữa tốt tránh bị tắc tia sữa, áp xe tuyến vú, cần vắt sữa dư mỗi khi trẻ không bú hết, massage tuyến sữa.
3. Giữ tư thế bú đúng : Đầu và cổ bé thẳng so với thân, tòan thân (ngực và bụng trẻ) áp sát vào ngực và bụng mẹ, miệng bé mở rộng ngậm sâu vào quầng vú. Khi bú đúng bé sẽ có các biểu hiện sau : bé bú chậm, bú lâu, 2 bên má của trẻ lõm thái dương củ động nhịp nhàng, mẹ không thấy đau.
Những lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ:
Thể hiện sự quyến luyến bảo bọc, tình thương yêu của mẹ với con.
Cho con bú sớm 2 giờ đầu sau sinh giúp cho tử cung co hồi tốt, nhanh hết sản dịch. Cho con bú giúp kinh nguyệt chậm trở lại vì thế làm giảm khả năng thụ thai.
Giảm nguy cơ bị ung thư vú và ung thư tử cung.
Tiết kiệm chi phí, thời gian và bảo đảm vệ sinh.