TIÊM NGỪA TẠI VIỆN PASTEUR TP.HCM
Giờ làm việc:
Từ thứ Hai đến thứ Sáu:
Sáng: Từ 7 giờ sáng đến 11 giờ.
Chiều: Từ 13 giờ đến 18 giờ.
Thứ Bảy:
Sáng: Từ 7 giờ sáng đến 11 giờ.
Chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ.
Chủ Nhật:
Sáng: Từ 7 giờ 30 sáng đến 10 giờ 30.
Chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ
Ngày Lễ:
Sáng: Từ 7 giờ 30 sáng đến 10 giờ 30.
Chiều: Nghỉ
Một số hướng dẫn tiêm ngừa:
Tiêm ngừa Bệnh dại:
Tiêm cho người bị Chó, Mèo, Cáo, Dơi và các súc vật nghi dại khác cắn hoặc cào cấu làm trầy xước da...Tiêm Huyết thanh kháng dại, và Vắc xin phòng chống bệnh dại.
Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B:
Tiêm cho người có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, tiêm 3 liều căn bản: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A:
Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 2 liều cơ bản cách nhau 6 tháng.
Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B):
Tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Trẻ từ 2-6 tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm. Trẻ từ 6-12 tháng tiêm 2 liều cơ bản, sau đó nhắc lại sau 1 năm. Trẻ trên 12 tháng tiêm 1 liều duy nhất.
Tiêm ngừa Viêm não nhật bản B (JEV):
Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm (liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tuần, liều thứ 3 cách liều đầu 1 năm), sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần.
Tiêm ngừa Trái rạ (Thuỷ đậu):
Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, nên tiêm 2 liều cách nhau 1-2 tháng.
Tiêm ngừa Sởi - Quai bị - Rubela:
Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng, đối với các trẻ nhỏ: tiêm 1 liều cơ bản sau đó nhắc lại lúc 4-12 tuổi. Trẻ lớn và người lớn tiêm 1 liều duy nhất.
Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do Não mô cầu (Meningo A+C):
Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, 1 liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.
Tiêm ngừa Cúm:
Tiêm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 8 tuổi lần đầu tiên phải tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, trẻ trên 8 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Tiêm ngừa Viêm màng não, Viêm phổi do Phế cầu:
Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất, (nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao).
Tiêm ngừa Thương Hàn:
Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản, nhắc lại mỗi 3 năm.
Uống ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em):
Chỉ dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, liều đầu tiên có thể dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu it1 nhất 1 tháng.
Tiêm ngừa HPV (Ung thư cổ tử cung):
Chỉ tiêm cho người từ 9 - 26 tuổi, tiêm 3 liều: Liều thứ 1 vào thời điểm được chỉ định, liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
Trong trường hợp tránh tiêm nhiều lần, có thể dùng các loại vắc xin phối hợp sau:
Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt:
Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.
Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Viêm gan B:
Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.
Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B):
Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.
Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mũ do HIB:
Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.
Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi A-B:
Tiêm cho trẻ từ 12 tháng, trẻ từ 1 đến 15 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng. Từ 15 tuổi trở lên: tiêm 3 liều cơ bản (liều thứ 2 cách liều đầu 01 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng).
KHÁM BỆNH
Hoạt động từ 7 giờ sáng đến 17 giờ mỗi ngày.
Với đội ngũ Bác sĩ năng động, được cập nhật kiến thức y khoa thường xuyên, bệnh nhân sẽ được:
Tư vấn các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật...
Hướng dẫn thực hiện các Xét nghiệm chẩn đoán y khoa:
+ Các Xét nghiệm Y sinh học;
+ Các Kỹ thuật chẩn đoán khác:
- Siêu âm tổng quát (Trắng đen)
- Siêu âm tổng quát (Màu)
- Siêu âm tuyến Vú (Trắng đen)
- Siêu âm tuyến Vú (Màu)
- Siêu âm tuyến giáp (màu, trắng đen)
- Điện tâm đồ
Giải thích kết quả các kỹ thuật chẩn đoán.
Khám và điều trị các bệnh lý.
Khi đến khám bệnh: Bệnh nhân sẽ được giải đáp những thắc mắc về bệnh lý của mình và được hướng dẫn cách điều trị có hiệu quả nhất.
Phụ trách:
1. TS.BS. Cao Hữu nghĩa
2. THS.BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn
3. BS.CKII. Nguyễn Viết Thịnh
4. THS.BS. Nguyễn Minh Ngọc
5. THS.BS. Trần Quang Ngọc
6. BS.CKI. Hoàng Tương Giao
7. BS.CKI. Huỳnh Văn Bé Phương
8. BS.CKI. Nguyễn Đức Minh
9. BS. Đinh Văn Thới
10. BS. Nguyễn Thị Thu Thủy
11. BS. Nguyễn Thị Thu Hường
12. BS. Đỗ Xuân Hoàng