Bé nhà tôi đã được 27 tháng tuổi nhưng cứ mỗi lần cười là bị nấc, như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cháu không? Xin Bác sĩ tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn! (Kiều Linh)
Trả lời:
Nấc cụt xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.
Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.
Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.
Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no...). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.
Khi trẻ bị nấc cụt, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây:
Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Theo thuocbietduoc